17/6/15

đọc ai cũng đọc được hiểu có thể ít hơn nhưng đời này chưa thấy ai làm được ?


TỨ DIỆU ĐẾ :Là một phương diện giải quyết vấn đề cho nhiều tình huống nghịch cảnh khác nhau. Công thức của Tứ diệu đế là hai lớp nhân quả:Thứ nhất, thừa nhận bế tắc, khổ đau có mặt với mình là một hiện thực. Do vậy người tu học theo Phật giáo không chán nản, trốn chạy cuộc đời và nghịch cảnh mà phải trực diện với chúng thật bản lĩnh không sợ sệt để ta xem gốc rễ của nó nằm ở đâu. Từ thái độ phân tích này, ta mới truy ra nguyên nhân xa và gần, khách quan và chủ quan, mình và người, hoặc bao gồm tổng hợp những thứ vừa nêu. Trong kinh tế học và lĩnh vực ngành nghề khoa học, hầu như không có phương pháp nào vượt khỏi cấu trúc thừa nhận sự bế tắc, để tìm ra nguyên nhân.Thứ hai, đối đầu lớp nhân quả trước tiên là an vui hạnh phúc, đỉnh cao nhất là Niết bàn, không bị trở về trạng thái của khổ đau thêm lần nữa, cũng không có được từ cầu nguyện, van xin hay phép mầu. Nó có được bằng con đường thực tập Bát chánh đạo, bắt đầu bằng Chánh tư duy và kết thúc bằng Chánh trí tuệ. Như vậy, ta thấy rõ con đường thực tập trong Phật giáo chính là tiến trình nhân quả.Ðúc kết lại lời Phật dạy trong kinh, Ngài khẳng định, xưa cũng như nay; từ lúc Ngài thành đạo dưới cội bồ đề cho đến trước lúc nhập Niết bàn, trong suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp, Ngài chỉ đưa ra hai vấn đề là vạch mặt khổ đau và chỉ rõ con đường để vượt qua khổ đau. Như vậy, tu học mà không dựa trên giải quyết vấn đề bằng Tứ diệu đế, thì ta sẽ đi ngoài quỹ đạo của chánh pháp.Tứ diệu đế còn có nghĩa là Tứ thánh đế. Sở dĩ có chữ Thánh là vì bất kỳ hành giả nào, tại gia hay xuất gia, thực tập đúng con đường Bát chánh đạo, thì sau thời gian thực tập, tính cách phàm phu sẽ giảm thiểu một cách đáng kể, thay vào đó là tính cách của Thánh nhơn. Nếu tu tập một cách rốt ráo, thì người phàm sẽ không còn là phàm nữa mà sẽ trở thành Thánh nhơn với quả chứng Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả A la hán, Bồ tát và Phật. Vấn đề là thời gian và phương pháp luận cũng như sự nỗ lực, dụng công như thế nào.

THÍCH NHẬT TỪ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

pt>