11/3/15

có nên tin Việc tin vào giờ tốt giờ xấu, ngày tốt ngày xấu, năm tốt năm xấu, nghi lễ cúng sao đầu năm ?

có nên tin Việc tin vào giờ tốt giờ xấu, ngày tốt ngày xấu, năm tốt năm xấu, nghi lễ cúng sao đầu năm ? đọc tiếp http://goo.gl/ZyuGzq


""Này các đệ tử, nếu một người mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều và mỗi buổi tối thân thể làm việc lành, miệng nói điều lành, bộ não tư duy về những điều lành thì buổi sáng hôm đó, trưa hôm đó, chiều hôm đó người đó có được sự an lành”

Chúng tôi xin nhắc lại một câu kinh được đức Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, trang 540: “Này các đệ tử, nếu một người mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều và mỗi buổi tối thân thể làm việc lành, miệng nói điều lành, bộ não tư duy về những điều lành thì buổi sáng hôm đó, trưa hôm đó, chiều hôm đó người đó có được sự an lành”. Câu tuyên bố nổi tiếng của đức Phật đã trở thành phương châm sống hạnh phúc bây giờ và tại đây. Trong các tôn giáo khác, việc tin vào giờ tốt giờ xấu, ngày tốt ngày xấu, năm tốt năm xấu đã trở thành một niềm tin kiên cố, người ta thậm chí không có ý định đặt vấn đề vì sao như thế. Những người Phật tử mới đến với đạo Phật, chưa tìm hiểu cặn kẽ về giáo lý Phật dạy vẫn còn ít nhiều suy nghĩ rằng vận mệnh của mình được quy định bởi năm, tháng, ngày, giờ, giây, phút tốt hoặc xấu. Điều này trái hoàn toàn với lời Phật dạy, đặc biệt là không đúng với tinh thần của câu kinh vừa nêu.


Theo đức Phật khái niệm tốt và xấu gắn với năm tháng ngày giờ là không chứng minh được. Nhưng các hành động tốt hay xấu của con người tạo ra các cộng hưởng tốt và xấu như là kết quả, hậu quả thì là chuyện có thật. Như vậy, thay vì lo lắng, sợ hãi chuyện ngày giờ tốt xấu do bị ảnh hưởng của văn hóa Trung quốc, người tu học Phật cần làm chủ ba điều là thân, tâm và lời nói. Sự phát ngôn của chúng ta có thể làm cho người nghe cảm thấy vui hay không vui, hài lòng hay bất mãn, hạnh phúc hay khổ đau. Như vậy, bằng những lời nói của mình, chúng ta vun trồng phước báu hoặc ngược lại làm tổn phước của mình. Tương tự, hành vi của một người cũng như các suy nghĩ trong tâm dù chưa được thể hiện bằng các hành động cụ thể đều có thể góp phần tạo ra phước báu, nếu nội dung và chủ ý của chúng hướng tới lợi ích của tha nhân, của số đông, của chư thiên và loài người. Ngược lại, hành động, nếp suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực, ít nhất là trong tâm tưởng chúng ta và nó dẫn đến nhiều phản ứng hành vi mà đôi lúc chúng ta không kiểm soát được.
Vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch, người Việt nam, Trung quốc, Nhật bản, Triều tiên, Hàn quốc có thói quen đến chùa cúng sao hội. Thật ra, ở chùa vốn không có nghi lễ cúng sao mà chỉ có lễ cầu an đầu năm để nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chiến tranh kết thúc, con người không giết hại lẫn nhau. Nhưng nếu nói là cầu an thì nhiều người sẽ không đến chùa. Vậy nên để truyền bá đạo Phật, nhiều chùa đành phải phương tiện mà làm lễ cúng sao hội. Nhưng thật ra khi đến chùa vào ngày mồng 8 tháng giêng, chúng ta thấy có chùa tụng Kinh Dược sư, có chùa tụng Kinh Phổ môn, có chùa niệm danh hiệu Quán Thế Âm, có chùa niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Tất cả chỉ là phương tiện để chúng ta trải nghiệm được lời Phật dạy qua các bài kinh. Người tu học Phật đừng nên tin rằng năm nay là năm kỵ của mình, tháng này là tháng rủi, ngày kia là ngày không lành. Trên thực tế, niềm tin đó không có cơ sở và không dựa trên quy luật hay chân lý nào. Nếu chúng ta hỏi những người chủ trương về năm tháng ngày giờ tốt và xấu, họ sẽ không có được lời giải đáp thỏa đáng, tất cả chỉ vì niềm tin này không có cơ sở.
Vì vậy, đã tu học theo Phật, chúng ta đừng để những nỗi sợ hãi chi phối đời sống của mình. Hãy sống một đời sống hiền thiện, phù hợp với luật pháp, phù hợp với đạo đức và không trái ngược với lương tâm. Khi đó chắc chắn chúng ta luôn có niềm vui và sự bình an ở mọi nơi mọi chốn. Còn nếu quả xấu trổ thì chúng ta biết nó là kết quả của những hành động nào đó của bản thân. Như vậy thay vì sợ hãi, chúng ta hãy hoan hỷ chấp nhận nó như là một sự chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp theo đức Phật là sự làm mới cuộc đời. Cho nên, người tu học Phật phát tâm lành làm phúc, cúng dường, xây chùa, ấn tống kinh sách, hỗ trợ các tăng sĩ. Tất cả những việc đó đều là những nghĩa cử cao thượng và có khả năng chuyển nghiệp trực tiếp.
Người Phật tử không nên cúng kính vì nỗi sợ hãi các vì sao xấu. Trên thực tế, sao là các hành tinh. Hành tinh là vật chất, chúng không thể thay đổi vận mệnh của con người. Mọi hành động chúng ta do tâm điều khiển, nghiệp tốt hay nghiệp xấu đều do tâm chi phối. Như thế thì việc cần làm là tu tập để chuyển hóa tâm ta từ xấu thành tốt, từ tiêu cực thành tích cực, từ phàm thành thánh. Khi đó chúng ta sẽ có một đời sống tốt lành. Nói cách khác, chuyển nghiệp là cốt lõi của học thuyết nhân quả trong đạo Phật.
Vì thế vào tháng giêng các quý Phật tử hãy siêng năng đi chùa. Dân gian Việt nam có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Quan trọng nhất là lễ đầu năm, ngày rằm đầu năm. Người Việt Nam quan niệm tháng giêng là tháng ăn chơi. Còn người tu học Phật thay thế thói quen ăn chơi thành thói quen làm phúc. Lạy Phật là một cơ hội để chúng ta tạo phúc cho chính mình, được bình an trong tâm, tăng trưởng phước báu do biết kính lễ Tam bảo. Trong lúc lạy Phật, chúng ta phát ra những lời nguyện lành, chúng cũng góp phần tạo ra phước duyên, vì từ ý nguyện tốt sẽ sinh ra các hành động cụ thể. Như vậy, thay thói quen ăn chơi bằng thói quen làm phúc, chúng ta sẽ mở ra một đà thuận lợi cho cả 365 ngày trong năm.

suu tam Thích  Nhật Từ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

pt>