3/4/15

Bằng Lòng Với Cuộc Sống


hãy bằng lòng với hiện tại đọc tiếp http://goo.gl/M5ndQQ

MỖI NGÀY MỘT CÂU CHUYỆN
Một cuộc đời đi qua
Trong niềm vui hạnh phúc
Một cuộc đời đi qua
Trong khổ đau dập vùi
Ai hay trong sướng khổ
Do chính tại tâm mình
...
Sau một thời gian cần cù và chắt chiu, một người đàn ông nọ đã trở thành người giàu có nhất trong ngôi làng nhỏ bé của mình.
Từ lúc mua đươc một con lừa, anh ta mới có ý nghĩ làm một chuyến đi xa cho biết đó biết đây. Anh đến một ngôi làng khác lớn hơn ngôi làng của anh. Một ngôi nhà thật đẹp và sang trọng đập vào đôi mắt của anh. Sau khi dò hỏi, anh biết được đó là ngôi nhà của người giàu có nhất trong làng.
Anh bèn trở về ngôi làng nhỏ bé của mình và quyết chí làm ăn, dành dụm để có thể may ra xây được một ngôi nhà đẹp hơn ngôi nhà mà anh vừa trông thấy ở ngôi làng bên cạnh. Không mấy chốc, tiền bạc dư dả, không những anh đã xây được một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ hơn mà còn mua được cả đàn ngựa và xe nữa.
Lần này, anh vượt qua các ngôi làng nhỏ để đến một đô thị lớn. Tại đây, đâu đâu anh cũng thấy những ngôi nhà đẹp và ngôi nhà nào cũng đẹp hơn ngôi nhà của anh. Anh nghĩ bụng: cho dẫu có lao nhọc cả quãng đời còn lại, anh cũng không tài nào có thể xây được một ngôi nhà đẹp như thế.
Anh bèn tiu nghỉu đánh xe quay lại ngôi làng cũ của mình. Nhưng rủi thay, xe gặp tai nạn, anh đành phải bỏ chiếc xe để leo lên lưng ngựa cố gắng chạy về ngôi làng cũ của mình. Nhưng dọc đường, vì mệt mỏi và đói lả, ngựa cũng lăn ra chết. Người đàn ông chỉ còn biết lủi thủi đi bộ về nhà.
Đêm đến, giữa sa mạc, anh nhìn thấy một ánh lửa bập bùng từ xa. Anh nấn ná tìm đến và khám phá ra túp lều của một vị ẩn sĩ. Vào trong túp lều, người đàn ông mới nhận ra rằng có lẽ trong đời anh, chưa bao giờ anh thấy có cảnh nghèo nàn cùng cực hơn.
Anh ái ngại nhìn nhà tu hành rồi thắc mắc:
"Thưa ông, làm sao ông có thể sống được trong cảnh cùng cực như thế này?".
Nhà ẩn sĩ mỉm cười đáp:
"Tôi bằng lòng với cuộc sống... Thế còn ông, xem chừng như ông không được thỏa mãn về cuộc sống của ông cho lắm".
Người đàn ông ngạc nhiên hỏi:
"Sao ông biết tôi không được thỏa mãn?".
Nhà ẩn sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện rồi thong thả nói: "
"Tôi nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của ông. Đôi mắt của ông cứ chạy theo giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến với ông... Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn. Ông có thấy những ánh sáng yếu ớt đang chiếu rọi trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không mấy chốc, các ngôi sao mọc lên, và những tia sáng hoàng hôn biến mất. Những ánh sao tưởng chúng đang soi sáng cả bầu trời, nhưng khi mặt trăng vừa ló rạng, thì những ánh sao ấy cũng bắt đàu tắt ngụm. Vầng trăng sáng kia tưởng mình soi sáng cả trái đất, nhưng không mấy chốc, mặt trời mọc lên và mọi thứ ánh sáng của đêm đen đều biến mát. Nếu những thứ ánh sáng trên đây đều biết suy nghĩ về những điều ấy, thì có lẽ chúng sẽ tìm thấy nụ cười đã đánh mất".
Nghe câu chuyện ví von của nhà hiền triết, người đàn ông mở miệng mỉm cười, nhưng nỗi buồn vẫn còn thoáng trên gương mặt ông.
Vị ẩn sĩ tiếp tục câu chuyện:
"Ông có biết rằng sánh với tôi, ông là vua không?".
Người đàn ông tự nhiên so sánh căn nhà của mình với túp lều của vị ẩn sĩ. Nhưng đó không phải là điều mà vị ẩn sĩ muốn nói đến...
Ông cầm chiếc đèn đưa lên cao và mời người đàn ông đến gần bên mình.
Dưới ánh đèn, người đàn ông mới nhận ra rằng vị ẩn sĩ là người không còn ngay cả đôi chân để có thể di chuyển một cách bình thường.

(St) Vườn Thiền

Ngay khi mình không còn gì chưa hẳn là bi kịch. Biết thưởng thức cuộc sống vẫn tốt hơn truy tìm cuộc sống. Người đời thường sống vì danh, mong muốn được khen tặng và ngưởng mộ. Dần dà họ đánh mất đi chính mình, họ chỉ còn là hình ảnh của người khác, đối với bản thân càng trở nên xa lạ. Đôi lúc tự hỏi: " Mình sinh ra trong cuộc đời để làm gì? " - Đáp: "Không biết! "
Một khoảng lặng thật dài...cho đến khi "tìm được việc gì đó để làm, có ai đó để yêu, và có một ước mơ để thực hiện". Nghe như tạm ổn. Nhưng cũng chỉ là theo cùng cảm xúc của mọi người. Rồi một ngả rẽ mới tạo ra trước mắt. Chúng ta lại bất mãn với chính những việc làm của mình, bất mãn với tình yêu, với những ước mơ đã có, bất mãn với tất cả, và chỉ muốn chấm dứt tất cả. Chúng ta hụt hẫn, rồi đi vào ngõ cụt.
Nếu biết rằng cuộc sống chỉ là một trò chơi thì sẽ dễ dàng hơn. Đó là những cảm xúc tương tục được sinh ra rồi chấm dứt, chấm dứt rồi sinh ra. Như khi mới sinh ra mình có biết gì. Lớn lên học cách làm người. Học trường lớp. Học trường đời. Thăng trầm cuộc sống. Mình đã có đủ mọi cảm xúc, mọi cách nhìn, đóng nhiều vai diễn: là con, là cháu, là cha, là mẹ, là ông, là bà, là yêu, là hận, là thương, là ghét... Chúng ta đặt ra nhiều điều lệ, quy cũ, đạo đức sống, nhân cách ứng xử. Rất nhiều những rắc rối được sinh ra từ đó.
Đến một lúc, nhìn lại, chúng ta vẫn vậy thôi. Có gì thay đổi. Điều gì là quan trọng với mình đây?
Khi vướng mắc được tháo ra. Gánh nặng được hạ xuống. Trò chơi đã chấm dứt. Đâu có gì phải thêm vào. Một sự tĩnh sáng vô biên. Tâm hồn nhẹ khỏe như trời xanh, như đất bằng, như cỏ hoa, như dòng nước... Tất cả đều tự nhiên đến đi. Đâu là ranh giới cho đời và đạo. Đâu sinh đối lập là đúng hay sai. Chính khi lầm tưởng mình là trung tâm mới sanh rắc rối. Do mình tự rắc rối. Mình tự vẽ ra uẩn khúc.
"Chỉ cần bằng lòng với cái mình đang có. Chấp nhận với cái mình đã được." Nhận ra mọi hiện hữu đều rất kỳ diệu. Ngày mưa hay nắng. Thuận duyên hay nghịch duyên. Hữu sản hay vô sản. Hoa nở hay hoa tàn. Đâu có gì khác. Như khi có người hỏi Phật: " Khi chấm dứt sinh mạng này, Ngài sẽ về đâu? " - Đức Phật trả lời: " Củi hết, lửa tắt." Thế thôi! Đến từ đâu thì trở về đó.

Hoa trôi trên sóng nước
Có chi để nghĩ bàn
Sống trên dòng sanh diệt
Vẫn như thế, bình an.
Chúc chư hiền ngày mới an vui. Adidaphat!

THÍCH MINH KHƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

pt>